Nguồn gốc và ý nghĩa của các khái niệm chỉ lúa ngô, ngô, bắp, bẹ… của các tộc người Việt Nam

line
15 tháng 07 năm 2022

Nguồn gốc và ý nghĩa của các khái niệm chỉ lúa ngô, ngô, bắp, bẹ…

của các tộc người Việt Nam

Tác giả: Lý Tùng Hiếu

Tóm tắt

Bài viết nhằm mục đích tìm hiểu lai nguyên và ý nghĩa của những từ ngữ như: “lúa ngô”, “ngô”, “bắp”, “bẹ”, “bí ngô”, “nước Ngô”, “người Ngô”, “thằng Ngô”, “giặc Ngô”, “giặc bên Ngô”, … Bài viết vận dụng cách tiếp cận liên ngành, phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất phát từ miền Nam Mexico, lúa ngô hay ngô, bắp, bẹ đã được người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha đưa sang châu Á, và được đưa đến Đại Việt muộn nhất là từ cuối thế kỷ XVII (Đàng Ngoài) đến giữa thế kỷ XVIII (Đàng Trong). Do được du nhập từ xứ sở của người Ngô, giống lúa mới ấy đã được người Việt Đàng Ngoài dựa theo xuất xứ mà gọi là “lúa ngô” và “ngô”. Còn người Việt Đàng Trong thì dựa theo hình dáng để gọi nó là “bắp” hay “bẹ”. Các tộc người Hmôngz, Tày, Nùng, Mường, Nguồn cũng du nhập giống cây này và gọi tên nó bằng cách tạo từ hoặc mượn từ. Từ đó, người Việt và các tộc người này đã biết gieo trồng “lúa ngô”, “ngô”, “bắp”, “bẹ”, ... Họ thích ăn “ngô”, “bỏng ngô”, “ngô rang”, “bắp”, “bắp nướng”, “bắp luộc”, “bắp xào”, “bí ngô”, ... và sẵn sàng chào đón những sản phẩm văn hoá có ích đến từ xứ sở “người Ngô”. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân sâu xa trong lịch sử, người Việt không thích “nước Ngô”, “thằng Ngô”, và căm ghét “giặc Ngô”, “giặc bên Ngô”. Từ kết quả nghiên cứu ấy, có thể nói rằng, sự phát triển và biến đổi về từ vựng phản ánh sự phát triển và biến đổi về văn hoá của một tộc người. Tương tự, sự khác biệt về từ vựng giữa các phương ngữ phản ánh sự phân ly và sự hợp nhất của một tộc người trong quá trình lịch sử.

Từ khoá: bắp, bẹ, giặc Ngô, ngô, người Ngô, nước Ngô.

Ẩn/Hiện xem trước nội dung file đính kèm
download file đính kèm tại đâydownload file đính kèm tại đây