Đánh giá nhận thức của đồng bào Raglay về vai trò công trình
hồ thuỷ lợi Sông Sắt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
Tác giả: Phạm Trung Hậu, Trương Thị Thanh Vân, Nguyễn Hữu Lộc, Đặng Tường Anh Thư, Nguyễn
Thị Trà, Trần Hoài Nam
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này mô hình hồi
quy đa biến với phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng nhằm mục
tiêu đánh giá nhận thức của đồng bào Raglay về vai trò công trình thủy lợi Sông
Sắt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng
vấn trực tiếp 242 hộ gia đình đồng bào Raglay tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân đầu người trên hộ còn thấp (18,5
triệu đồng/năm). Mức độ nhận thức của hộ về lợi ích của công trình thuỷ lợi
Sông Sắt đối với yếu tố tăng năng suất (3,53), tăng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp (3,33) và chất lượng được đảm bảo (3,41) là khá cao.Tuy nhiên, nhận thức
về việc chủ động thay đổi phương thức sản xuất khi công trình được đưa vào sử dụng
và mở rộng mối quan hệ bằng cách tham gia các tổ chức xã hội không được đánh
giá cao với mức đánh giá trung bình lần lượt là 2,84 và 2,12. Bên cạnh đó, kết
quả của mô hình hồi quy cũng chỉ ra các biến kinh nghiệm, thu nhập từ nông nghiệp,
diện tích, số lượng lao động và khoảng cách có ảnh hưởng đến nhận thức của hộ đồng
bào Raglay đến vai trò công trình thuỷ lợi Sông Sắt, trong đó biến kinh nghiệm
và diện tích đất nông nghiệp có tác động mạnh nhất đến nhận thức của đồng bào
Raglay. Nghiên cứu chỉ ra công trình thủy lợi
Sông Sắt đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ
đồng bào Raglay tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Từ khóa: công trình hồ thuỷ lợi, đồng bào Raglay, hồi quy đa biến,
nhận thức