Âm nhạc Nhật Bản thời Heian qua truyện Genji của Murasaki Shikibu

line
07 tháng 03 năm 2022

Tác giả: Trần Thị Huệ

Tóm tắt

Nói đến văn học Nhật Bản hoàn mỹ nhất phải gọi tên kiệt tác “Genjimonogatari” (Truyện Genji) của nữ thi nhân Murasaki Shikibu sáng tác vào đầu thế kỷ 11, tác phẩm xoay quanh cuộc sống của một đại quý tộc trong cung đình Heian, Hoàng tử Genji. Được mệnh danh là kiệt tác bởi nội dung mà tác phẩm chứa đựng vượt ra khỏi khuôn khổ đơn thuần theo nghĩa văn học, mà đây chính là cuốn “từ điển” trọn vẹn nhất xét trên khía cạnh văn hóa của Nhật Bản, tất cả những lĩnh vực văn hóa từ vật chất đến tinh thần của thời kỳ Heian được truyền đạt đầy đủ qua ngòi bút lôi cuốn của tác giả. Trong đó, âm nhạc là phương diện được tô vẽ kỹ lưỡng hơn cả, nói đúng hơn là âm nhạc cung đình - âm nhạc dành cho tầng lớp thượng lưu trong hoàng cung thời bấy giờ. Những thuật ngữ âm nhạc được biết đến rộng rãi cũng được lưu giữ trong áng văn chương vĩ đại này, đặc biệt là Gagaku (Nhã nhạc), bên cạnh đó còn có sự góp mặt của các loại nhạc cụ, bài ca, điệu nhảy,... mang âm hưởng hoàng gia mà ngày nay vẫn được biểu diễn và thưởng thức.
Từ khóa: Truyện Genji, thời kỳ Heian, âm nhạc cung đình, tầng lớp thượng lưu, Gagaku.

Ẩn/Hiện xem trước nội dung file đính kèm
download file đính kèm tại đâydownload file đính kèm tại đây